Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Đường Đi Không Khó Vì Ngăn Sông Cách Núi Mà Khó Vì Lòng Người Ngại Núi E Sông


đời là bậc thang không nấc cuối.
việc học là quyển vở không có trang cuối cùng.

Trong mỗi chúng ta ,có ai biết đến khi nào là nấc thang cuối cùng của cuộc sống để chúng ta dừng lại không? chắc không có ai trả lời được và nếu như chúng ta biết đó là nấc thang cuối cùng của mình, bạn có dừng lại không. Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi vì chúng ta không thể dừng lại mà phải bước đi dù biết đó là nấc thang cuối cùng của cuộc sống và qua khỏi nấc thang đó chúng ta sẽ không thể quay đầu lại. 

Cuộc sống là một bức tranh muôn màu, muôn vẽ, với bao lo âu phiền muộn,với cơm áo gạo tiền, với khói bụi cuộc đời, hàng ngày phải đối mặt với những kẻ mặt lạnh như tiền, với những kẻ tranh quyền đoạt lợi, chà đạp lẫn nhau để bước lên đỉnh vinh quang, xây lâu đài hạnh phúc cho họ để rồi khi họ ngã xuống cát bụi cũng trở về cát bụi, trở về với thế giới phi vật chất. trở về với nơi mà họ đã đi, nơi bình yên nhất, nơi không có thù hận, nơi không có sự giả dối và ganh ghét.

Cuộc sống cũng là một quyển vở không có chữ và mỗi người là một quyển vở chỉ có chính chúng ta mới biết quyển vở đó viết những gì, mỗi ngày ta đều lật ra một trang và ta cứ lật mãi cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, nhưng vẫn còn nhiều trang chưa lật tới hoặc ta đã lật ra nhưng vẫn chưa làm xong. Thế cho nên có nhiều người trước khi nhắm mắt ra đi, còn những việc chưa hoàn thành,phải  nhờ người ở lại giúp họ hoàn thành tâm nguyện cuối cùng, để họ được ra đi thanh thản. 

Có ai vỗ ngực xưng tên rằng sự hiểu biết của mình là tất cả, là hoàn hảo không nhĩ ? sự hiểu biết của mỗi chúng ta giống như một hạt cát nhỏ bé nằm ở giữa sa mạc mênh mông, rộng lớn, có chăng thì mỗi chúng ta chỉ có thể đạt đến trình độ tương đối hoặc tuyệt đối ở một thế mạnh , một lĩnh vực nào thôi. Thế mới nói "việc học là quyển vở không có trang cuối cùng" . Không biết các bạn có nhận định nào khác không nhĩ ?

Kiến thức của chúng ta đang sử dụng, thực tế không phải là của chúng ta mà  do ta học được và vay mượn của người khác mà có đúng không ?ai nói không đúng giơ tay lên nào hihi!

Làm thế nào để biết đâu là kiến thức của chính mình.  khi mà ta đã mất hết trí nhớ và những gì còn sót lại trong trí nhớ đó mới là kiến thức của chúng ta. Điều này chắc không có ai dám thử đâu hihi.

Mỗi ngày,  trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi chúng ta điều là những bài học vô cùng quý giá, sự va chạm đồng nghiệp, cách nói chuyện, cách ăn, cách ở cho hợp thời, tiếp xúc với người có kinh nghiệm, chúng ta đều tích lũy cho mình một số vốn kiến thức để làm hành trang bước vào đời. Dù cho bạn có bao niêu tuổi, bạn có tài giỏi như thế nào, bạn có là cấp lãnh đạo hay là lao động tay chân, bạn đều phải học hỏi mỗi ngày để trao dồi kiến thức, tất nhiên ta chỉ học những gì mà ta chưa biết, học thì phải hỏi, học mà không hỏi suốt đời cũng chẳng giỏi được đâu. 

Có câu : "văn ôn võ luyện"  việc gì cũng vậy , thường xuyên mài giũa, trao dồi  thì nó sẽ trở nên tinh khiết và không bị mờ đi trong trí nhớ. văn hay võ, nói chi xa vời, công việc của bạn làm hàng ngày, nếu không làm thường xuyên đến khi thực hiện lại chắc chắn chất lượng, hoặc thao tác sẽ không bằng lúc ta làm thường xuyên. Trăm hay không bằng tay quen mà hihi.

                               cảm ơn các bạn đã đọc và bình luận
                                  chúc các bạn có một ngày vui vẻ
                


tác giả
hoàng anh

3 nhận xét:

  1. Đúng là Vĩ Nhân " Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông"
    Bài viết thật ý nghĩ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn Bằng Lăng Tím đã ghé thăm và để lại nhận xét nhe, lâu rồi Hoàng Anh không về thăm nhà nên trả lời muộn, mong bạn thông cảm nhe :)

      Xóa
  2. Có ai vỗ ngực xưng tên rằng sự hiểu biết của mình là tất cả, là hoàn hảo không nhĩ ---> đầy rẫy ra đó chứ ,...nhưng suy cho cùng chắc cũng thuộc dạng hâm hâm ...xin phép chị ko nêu tên e hén !

    Trả lờiXóa